Máy chấm công thẻ cảm ứng

MÁY CHẤM CÔNG

Một doanh nghiệp thành công, yếu tố quang trọng là phải quản lý được giờ giấc làm việc của nhân viên một cách có hệ thống, chọn giải pháp chấm công và quản lý chấm công cho nhân viên là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.

Những phương pháp chấm công truyền thống trước đây rất dễ xảy ra gian lận, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động của công ty. Hiểu được khó khăn đó, rất nhiều hình thức chấm công điện tử, chấm công bằng máy chấm công đã ra đời để giúp doanh nghiệp quản lý số giờ lao động hiệu quả hơn, ít xảy ra lỗi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

 

Máy chấm công là gì?

Máy chấm công là thiết bị ghi nhận thời gian bắt đầu và kết thúc công việc của nhân viên. Với khả năng thu thập và lưu trữ dữ liệu của nhân viên, máy chấm công có thể xuất thông tin làm thành file báo cáo để phục vụ các mục đích quản lý nhân sự trong hệ thống và nhiều chứng năng khác nữa như kiểm soát cửa ra vào, tính lương, chấm công…. một cách chính xác và minh bạch.

Phân loại máy chấm công

MÁY CHẤM CÔNG THẺ CẢM ỨNG

Mỗi nhân viên sẽ được cung cấp một thẻ cảm ứng RFID với một dãy số mã hóa trong đó chưa các thông tin về nhân viên đã được đăng ký để quét lên máy chấm công mỗi khi ra vào.

MÁY CHẤM CÔNG VÂN TAY

Là loại máy chấm công sử dụng dấu vân tay để nhận dạng nhân viên. Mẫu vân tay này sẽ được đăng ký và lưu trữ trong bộ nhớ máy. Nhân viên chỉ cần đặt tay lên máy quét là máy sẽ tự động nhận diện và xác định danh tính của từng người.

MÁY CHẤM CÔNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT

Cũng tương tự như máy chấm công vân tay nhưng máy này lưu trữ hình dạng khuôn mặt hoặc tròng mặt để so sánh với những ảnh chụp khuôn mặt hay tròng mặt mỗi khi có nhân viên thực hiện thao tác chấm công. Máy chấm công nhận diện khuôn mặt, tròng mắt có tính bảo mật cao thường được ứng dụng kết hợp với hệ thống kiểm soát ra vào cơ quan quang trọng, văn Phòng, kho bãi…

Quy trình lắp đặt máy chấm công
Chuẩn bị những vật dụng cần thiết để lắp đặt máy chấm công

Máy chấm công vân tay, dây tín hiệu, nguồn điện, các loại kìm bấm, ốc vít, đầu dây mạng…

Đảm bảo mạng LAN nội bộ hoạt động thông suốt, Switch/hub còn cổng để kết nối dây mạng.

Tránh lắp đặt ở những môi trường có từ tính cao.

Trong trường hợp lắp đặt máy chấm công ngoài trời, cần trang bị thêm hộp che nắng mưa. Hạn chế tối đa ánh sáng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào máy.

Tiến hành lắp đặt máy chấm công

Vị trí:

Nên lắp đặt gần cửa ra vào để tập thể công nhân viên có thể thực hiện việc chấm công được thuận tiện hơn. Đặc biệt, máy chấm công cần được đặt tại gần ổ điện và mạng internet. Bố trí này sẽ giúp thiết bị lấy nguồn và tín hiệu nhanh chóng hơn.

Thao tác lắp đặt:

Thông thường, khi mua máy chấm công vân tay chính hãng, bên trong hộp máy sẽ kèm theo chân đế và vít nở. Bạn chỉ cần khoan lên tường hoặc mặt phẳng tại vị trí lắp đặt, sau đó dùng vít nở để cố định máy. Cắm nguồn điện, kiểm tra thiết bị có hoạt động bình thường hay không và kéo dây mạng kết nối. Đặc biệt lưu ý, để tín hiệu kết nối được ổn định trong quá trình sử dụng, khi bấm 2 đầu dây với hạt mạng, bạn cần đảm bảo được hạt bấm chuẩn và chắc chắn. Có thể sử dụng ống gen mềm để đường dây điện có tính thẩm mỹ hơn.

Cuối cùng, bạn chỉ cần kết nối máy tính và máy chấm công. Ấn và giữ phím M/OK đến khi vào giao diện cài đặt, chọn Network và nhập địa chỉ IP cho máy chấm công trùng với địa chỉ của mạng LAN.

Cài phần mềm chấm công và kiểm tra nhập xuất dữ liệu

Tải phần mềm chấm công phù hợp nhất với doanh nghiệp, công ty bạn và thực hiện kết nối với máy chấm công.

Nhấn và giữ M/OK để vào giao diện cài đặt. Sau đó, tiến hành đăng ký mẫu vân tay, mật khẩu và thẻ cho người quản lý hoặc công nhân viên.

Test thử, tải dữ liệu chấm công về phần mềm và xuất file, in báo cáo.

Tiêu chí lựa chọn máy chấm công
SCTT luôn đưa ra những tiêu chí về những giải pháp thiết bị Máy chấm công tối ưu cho việc giám sát vào ra của nhân viên, nâng cao ý thức năng suất lao động nhân viên tại Công ty của quý khách hàng.