Sự khác biệt lớn nhất giữa một người thành công và một người tầm thường là nằm ở tư duy. Người thành công, họ sẽ suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, và khi rơi vào nghịch cảnh, họ biết cách sử dụng “tư duy nghịch”.
9 câu chuyện ngắn dưới đây sẽ cho bạn biết thế nào là “tư duy nghịch” của người thành công.
1. Câu chuyện 1:
Có một người giàu, mỗi lần ra khỏi nhà đều sợ có người tới cướp nhà mình, anh ta muốn mua một chú chó lai sói về trông nhà, nhưng lại sợ cho chó ăn thì lại tốn tiền.
Sau một khoảng thời gian dài đắn đo suy nghĩ, anh ta cuối cùng cũng nghĩ ra một cách: Trước khi ra khỏi nhà, anh ta bỏ pass wifi đi, để thành free wifi, sau đó yên tâm ra khỏi nhà.
Kể từ ngày đó, ngày nào cũng có mười mấy người đứng trước cửa nhà anh ta bắt wifi miễn phí, rất an toàn và cũng không còn phải lo lắng nữa.
Tư duy nghịch: đổi góc độ suy nghĩ vấn đề, kết quả sẽ khác nhau rất nhiều.
2. Câu chuyện 2:
Một người giàu đi mua cà chua.
Ông hỏi người bán hàng: “Cà chua bao tiền một cân?”
Người bán hàng hàng nói: “16 ngàn một cân.”
Ông chọn lấy hai quả cà chua đặt lên bàn cân, sau đó chọn lấy một quả to nhất để lên cùng.
Người bán hàng nhìn cân rồi nói: “10 ngàn”.
Ông lấy quả to nhất ra khỏi cân tỏ ý không cần, người bán hàng liếc ông một cái rồi nói kiểu hách dịch: “8 ngàn”.
Trên thực tế thì quả cà chua to nhất kia còn nặng hơn cả hai quả cà chua trên cân, rõ ràng là người bán hàng vô lý, người xung quanh chứng kiến đều rất không hài lòng.
Nhưng người giàu ngược lại vẫn rất bình tĩnh, lấy từ trong túi ra 2 ngàn đưa cho người bán hàng, nhưng ông không lấy 2 quả cà chua trên bàn cân mà cầm lấy quả cà chua to nhất mà mình vừa bỏ ra khỏi cân, rồi vui vẻ ra về.
Tư duy nghịch: đổi cách tính, tự mình nghĩ ra một phương pháp khác, bạn sẽ phát hiện ra cách giải quyết vấn đề mới.
3. Câu chuyện 3:
Có một ao cá mới được mở, phí vào câu cá là 200 ngàn.
Tuy nhiên, phần lớn mọi người dù có ngồi câu cả ngày cũng không câu được con cá nào. Ông chủ nói, nếu không câu được cá, vậy thì sẽ tặng một con gà. Kết quả, rất nhiều người tranh nhau tới câu cá. Khi quay về, trong tay người nào người nấy cũng đều xách một con gà. Mọi người đều rất vui vẻ! Cảm thấy ông chủ rất thú vị.
Sau này, nhân viên quản lý ao cá nói với mọi người rằng ông chủ thực ra là hộ nuôi gà chuyên nghiệp.
Tư duy nghịch: Đổi mạch suy nghĩ, nhưng vẫn đạt được mục tiêu.
4. Câu chuyện 4:
Nhà đầu tư tài ba nước Mỹ, Charlie Munger, còn được biết tới là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất của Warren Buffett.
Có người hỏi Charlie Munger: Làm sao để tìm được một người bạn đồng hành tốt?
Ông trả lời rằng: Trước tiên, bạn phải là một người tài giỏi và đáng tin cây, bởi lẽ một người bạn đồng hành tốt, họ không phải là kẻ ngốc.
Tư duy nghịch: chim khôn luôn tìm cành cây tốt để làm bến đỗ.
5. Câu chuyện 5:
Mandela bị kết án 27 năm tù, và trong khoảng thời gian đó, ông đã bị các quản ngục ngược đãi rất nhiều. Điều bất ngờ đó là, khi trở thành Tổng thống, ông đã mời ba người quản ngục từng ngược đãi mình tới buổi lễ hôm đó.
Khi Mandela đứng lên tỏ lòng kính trọng với 3 người quản ngục, mọi người chứng kiến đều tĩnh lại. Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi cánh cửa ngục tù để bước tới với tự do, tôi biết rằng, nếu mình không để những đau thương và oán hận lại phía sau, vậy thì tôi vĩnh viễn vẫn sẽ ở trong cái ngục tù ấy.”
Tư duy nghịch: Tha thứ cho người khác thực ra là một hình thức cải thiện bản thân.
6. Câu chuyện 6:
Có một ông lão thích yên tĩnh, nhưng khu vực xung quanh nhà ông luôn có trẻ em tới chạy chơi, điều này khiến ông cảm thấy rất phiền phức.
Ông nghĩ ra một cách, ông gọi lũ trẻ lại và nói: Chỗ ta vốn rất yên tĩnh, cảm ơn các cháu đã tới khuấy động làm không khí thêm vui vẻ, đồng thời tặng cho mỗi đứa trẻ 3 cây kẹo.
Lũ trẻ rất vui vẻ, mỗi ngày đều tới đây chơi.
Vài ngày sau, ông chỉ cho mỗi đứa 2 cây kẹo, rồi 1 cây, và dần dần không còn cho chúng nữa.
Lũ trẻ vừa buồn bực vừa giận dỗi nói: Bọn cháu không thèm tới đây góp vui cho ông nữa.
Ông lão lại có lại được không gian yên tĩnh như mình mong muốn.
Tư duy nghịch: nắm bắt yếu điểm của người khác, không việc gì là không thành công.
7. Câu chuyện 7:
Một nhân viên bán hàng nói với một người tới mua hàng rằng: “Chị à, ở đây chúng em có quyển sách tên là “500 lí do của đàn ông khi về muộn”, chị nhất định phải mua nó.”
Người mua hàng cười nói: “Tại sao?”
Người nhân viên bình tĩnh nói: “Vì chồng chị cũng mua quyển này”.
Tư duy nghịch: đánh vào tâm lý, quyền kiểm soát chính sẽ nằm trong tay bạn.
8. Câu chuyện 8:
Có một nhà hàng ăn buffet, vì thực khách tới ăn quá lãng phí thức ăn, nên nhà hàng đã đặt ra quy định: lãng phí thức ăn sẽ bị phạt 10 ngàn!
Kết quả, tình hình kinh doanh ngày càng tệ hơn.
Sau này, quản lý nghĩ ra một giải pháp, tăng giá món ăn lên 10 ngàn, đồng thời thay đổi quy định rằng: người không lãng phí thức ăn sẽ được tặng 10 ngàn.
Kết quả, việc làm ăn phát đạt một cách bất ngờ, hành vi lãng phí thức ăn cũng không còn nữa.
Tư duy nghịch: Đừng bao giờ để khách cảm thấy mình “chịu thiệt”, hãy để họ cảm thấy mình đang được hưởng lợi.
9. Câu chuyện 9:
Lão hòa thượng hỏi tiểu hòa thượng: “Nếu bước lên một bước là chết, lùi một bước về sau cũng phải chết, con sẽ làm thế nào?”
Vị hòa thượng trẻ chẳng do dự đáp: “Thì con sẽ đi đường bên.”
Tư duy nghịch: bên cạnh đường vẫn còn con đường khác.
Đời người khó lường, nghịch cảnh hay thất bại đều là chuyện thường tình. Lúc này, bạn luôn phải giữ cho mình tâm thái lạc quan và tích cực, nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, lật ngược lại vấn đề, biết đâu “sơn cùng thủy tận ngờ hết lối, liễu rủ hoa cười lại gặp làng”, hi vọng luôn ở phía trước đón đợi bạn.
Đôi khi, mất đi cũng là một hình thức có lại được.
Mong bạn trong khó khăn vẫn có thể sống thật lạc quan!
Mong bạn học được tư duy nghịch, thành công trở thành một người thành công.
Nguồn: SƯU TẦM