49% CEO cho rằng AI có thể thay thế công việc của họ

Ai

Khi AI ngày càng thống trị và chiếm ưu thế trong công nghệ, các quản lý đang bắt đầu lo lắng rằng họ trở nên lỗi thời và thừa thãi.

Phản hồi của C-suite trước thách thức của AI

AI (Trí tuệ nhân tạo), gần đây được mô tả vừa là một điều may mắn vừa có thể là một “boogeyman” (ông kẹ) và chắc chắn sẽ có tác động lớn đến các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Những khía cạnh như dự báo, xác định KPI, an ninh mạng, thanh toán, tuân thủ và nhiều vấn đề khác cần được đổi mới.

Lợi ích mà AI mang lại cho nhân sự (Ảnh: Microsoft)

Với sự ảnh hưởng vốn có của mình đến các tổ chức, AI đã cảnh báo những nhân viên cấp thấp nên lo sợ việc công nghệ sẽ đá họ ra khỏi vị trí vốn có của mình. Về phía các CEO, họ thực sự lo ngại về khả năng thích ứng với AI của nhân viên. Theo một cuộc khảo sát mới với 800 C-suites của edX và Workplace Intelligence, gần ½ kỹ năng hiện có của lực lượng lao động sẽ không còn phù hợp sau 2 năm nữa.

Tương tự, một tỷ lệ tương tự Ban giám đốc tin rằng nhân viên chưa chuẩn bị sẵn sàng cho công việc tương lai, và đến 87% CEO cho biết cho tương lai công việc và 87% giám đốc điều hành cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài có kỹ năng với AI.

Tuy nhiên, các CEO không chỉ lo lắng cho nhân viên của họ mà còn lo lắng cho chính họ nữa. Gần một nửa (49%) số người được khảo sát cho biết họ tin rằng AI có thể thay thế hầu hết hoặc toàn bộ công việc của họ. Cụ thể trong số các CEO tham gia, 49% cho biết vai trò của họ nên được tự động hóa hoàn toàn hoặc được thay thế bằng AI.

Trong số các phản hồi của C-level đối với những đe dọa từ AI, ưu tiên hiện giờ chính là phát triển các kỹ năng với AI. Khi được hỏi về giá trị lớn nhất mà AI mang lại, phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều nói rằng nó giúp tăng năng suất hơn là việc giảm số lượng nhân viên.

Cách nhà quản lý cấp cao nhìn nhận tác động của AI đối với nhân tài

Bất chấp làn sóng thực tế giữa các CFO về tiến trình hợp nhất AI, hơn một nửa số CEO cho biết cảm thấy choáng ngợp trước việc tích hợp AI với công nghệ hiện có (57%).

Tuy nhiên, bên cạnh những áp lực, nhiều giám đốc điều hành đang tìm cách tận dụng AI để giảm bớt khối lượng công việc của họ. Gần 2/3 (65%) CEO cho biết họ muốn AI có thể hỗ trợ họ trong một vài công việc, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc họ bị giảm lương.

Gen Z và AI

Gen Z là nhóm có quan điểm mạnh mẽ về môi trường làm việc và xu hướng lao động có thể sử dụng AI tốt hơn nhiều so với những đồng nghiệp lớn tuổi khác của họ.

Theo khảo sát, nhiều Gen Z đang “bí mật” học các kỹ năng AI với hy vọng giành được lợi thế cạnh tranh so với đồng nghiệp. Gần hai phần ba (62%) nhân viên Gen Z thừa nhận điều này là đúng.

Phản hồi của các Gen Z tham gia khảo sát cho thấy, nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn nhờ AI có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Hơn một nửa số nhân viên Gen Z được khảo sát thừa nhận sử dụng AI để làm nhiều công việc toàn thời gian (61%), làm công việc bán thời gian cho một công ty khác (57%).

Khi Gen Z sử dụng AI

Tuy nhiên, hầu hết các CEO đều không thực sự quan tâm đến sự chia rẽ trong khả năng tập trung của nhân viên. Để khuyến khích nhân viên tìm hiểu về AI và cách sử dụng nó, phần lớn (82%) CEO cho biết họ ủng hộ nhân viên đảm nhận các vai trò liên quan đến việc sử dụng AI ở các công ty khác.

Gần 3/4 (74%) CEO tham gia cho biết những nhân viên có kiến thức về AI nên được thăng chức thường xuyên hơn, trong khi 83% cho rằng những nhân viên như vậy nên được trả lương cao hơn.

Điều đó có thể gây ra sự bất đồng quan điểm với một số nhân viên. Những người trả lời khảo sát cũng bao gồm 800 chuyên viên, chỉ 24% trong số họ cho biết họ thậm chí đang sử dụng các chương trình hiện có của công ty để học các kỹ năng AI.

Lao động Việt Nam và nỗi lo lắng sợ AI sẽ thay thế vị trí của mình

Theo báo cáo nghiên cứu toàn cầu về Chỉ số xu hướng công việc năm 2023 của Microsoft, có một số điểm đáng chú ý về tương tác giữa công nhân và Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam:

Theo báo cáo, 9 trong 10 công nhân tại Việt Nam (94%) cảm thấy thoải mái khi sử dụng AI không chỉ cho các công việc hành chính mà còn cho công việc phân tích (94%) và thậm chí cả các khía cạnh sáng tạo trong công việc (91%). Trong khi đó, trên toàn cầu, tỷ lệ này lần lượt là 76%, 79%, và 73%.

Nỗi lo lắng sợ AI sẽ thay thế vị trí công việc

Tuy mọi người ở Việt Nam thấy thoải mái với AI, nhưng 76% trong số họ thừa nhận họ không có đủ thời gian và năng lượng để hoàn thành công việc, cao hơn so với tỷ lệ toàn cầu là 64%. Họ cũng gặp khó khăn lớn hơn nhiều trong việc thích nghi và sử dụng chiến lược AI, với tỷ lệ 6,6 lần so với tỷ lệ toàn cầu là 3,5 lần.

Bên cạnh đó, 65% lãnh đạo tại Việt Nam bày tỏ lo lắng về tình trạng thiếu sáng tạo và đổi mới trong công việc, trong khi tỷ lệ này trên toàn cầu là 60%.

Chỉ 63% người lao động tại Việt Nam cho rằng cuộc họp cần thiết, trong khi tỷ lệ này trên toàn cầu chỉ là 35%. Đồng thời, 79% người lao động ở Việt Nam thừa nhận họ không thể duy trì sự tập trung trong suốt ngày làm việc, so với tỷ lệ toàn cầu là 68%.

Bàn về việc lo lắng khi bị thay thế công việc bởi AI, có khoảng 54% người lao động tại Việt Nam có lo lắng rằng AI có thể thay thế vị trí công việc của họ, trong khi 90% mong muốn giao càng nhiều việc càng tốt cho AI để giảm bớt khối lượng công việc. Tỷ lệ này trên toàn cầu lần lượt là 49% và 70%.

AI ảnh hưởng tới thị trường lao động

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng AI sẽ tăng năng suất làm việc (35%) hơn là thay thế nhân viên (16%), gấp 2,2 lần so với tỷ lệ toàn cầu là 1,9 lần (với tỷ lệ lần lượt là 31% và 16%).

Báo cáo cũng chỉ ra rằng không chỉ các chuyên gia AI, mà tất cả nhân viên cần phải có những kỹ năng cốt lõi mới, như kỹ năng tạo hướng dẫn cho AI. 94% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết nhân viên của họ sẽ cần những kỹ năng mới để chuẩn bị cho sự phát triển của AI, tỷ lệ này trên toàn cầu là 82%. Đồng thời, 80% người lao động tại Việt Nam thừa nhận họ hiện chưa có đủ năng lực phù hợp để hoàn thành công việc, trong khi tỷ lệ toàn cầu là 60%.

Mặc cho những thách thức và lo lắng, cuộc cách mạng AI đang tạo ra cơ hội mới và đòi hỏi sự học hỏi và thích nghi từ tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Thay vì thay thế, AI có thể trở thành một cộng sự mạnh mẽ trong tạo ra giá trị và tăng năng suất. Điều quan trọng là chúng ta phải sẵn sàng học hỏi và thích nghi để tận dụng tối đa tiềm năng của nó trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *