Top 4 máy đo toàn đạc được sử dụng rộng rãi trên thị trường

Máy toàn đạc

Máy đo toàn đạc được ứng dụng và sử dụng nhiều trong ngành trắc địa. Nó có khả năng đo góc, đo khoảng cách, đo tọa độ và xử lý dữ liệu, nhờ vào sự kết hợp tính năng của máy kinh vĩ điện tử, máy đo dải điện quang và phần mềm tiện ích được thiết kế dựa trên các nguyên lý khác nhau. Dưới đây là gọi ý top 4 máy đo toàn đạc được sử dụng rộng rãi trên thị trường, giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp.

Top 1, máy đo toàn đạc Leica TS16

Máy đo toàn đạc Leica TS16 khiến người dùng hài lòng bởi nhiều tính năng hiện đại bậc nhất.

  • Trước tiên, phải kể đến khả năng tự điều chỉnh và khóa mục tiêu trong mọi điều kiện môi trường.
  • Máy có thể thực hiện nhiều công việc khó khăn ngoài thực địa, cho phép ghi nhận chính xác những gì người dùng quan sát ngoài hiện trường.
  • Khả năng đo liên tục và tự động, với hiệu suất tối ưu trong điều kiện mưa, sương mù, bụi, nắng nóng…
  • ATRplus với hiệu suất tối ưu, được cải tiến giúp tăng cường hiệu suất và tính tự động.
  • Công nghệ vượt trội cho phép tối ưu hóa khả năng của máy, khóa mục tiêu, lọc bỏ đối tượng nhiễu ngoài thực địa.
  • Bên cạnh đó khả năng chụp ảnh và phần mềm với giao diện thân thiện, các ứng dụng quen thuộc, điều khiển bằng cảm ứng.

Với nhiều ưu điểm cùng tính năng hiện đại, Leica TS16 có thể thực hiện nhiều công việc khó khăn ngoài thực địa, vượt qua cả mong đợi của người sử dụng, cho phpes ghi nhận chính xác những thông tin người dùng có thể quan sát ngoài hiện trường.

Top 2, máy đo toàn đạc NTS 332R4

Là sản phẩm đến từ SOUTH, một trong những hãng sản xuất máy toàn đạc hàng đầu thế giới, NTS 332R4 được tích hợp rất nhiều công nghệ hiện đại như: sử dụng đo khoảng cách bằng tia laser, kỹ thuật bù hai trục, nâng cao hiệu quả công việc, chống nước, chống bụi, chống ẩm, dễ dàng bảo dưỡng. Sản phẩm với các đặc điểm nổi bật như:

  • Đo không gương 400m
  • Tốc độ bắt gương nhanh gấp đôi so với các dòng cùng loại
  • Nâng cấp khả năng của pin, tiết kiệm 30% điện năng sử dụng
  • Trút dữ liệu thẻ nhớ SD 4G, bộ phận cảm biến nhiệt độ, áp suất.
  • Chống nước và bụi IP55 hiệu quả.

Máy toàn đạc điện tử NTS 332R4 hỗ trợ rất nhiều trong việc đo đạc diện tích, các góc và khoảng cách. Sản phẩm đã trở thành thiết bị chuyên dụng trong ngành trắc địa, là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn của rất nhiều các kỹ thuật viên.

Top 3, máy đo toàn đạc Nikon K

Máy đo toàn đạc Nikon K cung cấp EDM tiên tiến, bao gồm các tùy chọn kết nối và sạc linh hoạt. Hệ thống dữ liệu sẽ được truyền tải thông qua Bluetooth về điện thoại hay máy tính hoặc các thiết bị có hỗ trợ Bluetooth để không bị gián đoạn công việc. Tham khảo tính năng nổi bật của Nikon K:

  • Độ chính xác đo góc 2” và 5”
  • Khối đo xa EDM nhanh và chính xác.
  • NFC đơn giản hóa việc kết nối Bluetooth.
  • Có thể bật nguồn ở mọi nơi với bộ sạc USB.

Máy toàn đạc Nikon K là máy toàn đạc thế hệ mới, có thể thay thế cho các dòng máy trước đây của Nikon. Nikon K có bộ sạc mới, gồm kết nối USB-C khi di chuyển, cho phép người dùng sạc lại bằng ổ cắm điện hoặc phích cắm trên xe oto.

Ứng dụng truyền file total station File transfer và kết nối Bluetooth giúp người dùng dễ dàng truyền dữ liệu thực địa và văn phòng hơn. Có thể thấy máy đo toàn đạc Nikon đã trở thành lựa chọn hoàn hảo cho nhiều các dự án trắc địa khác nhau.

Top 4, máy đo toàn đạc Leica TS03

Lựa chọn Leica TS03 giúp bạn có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ khảo sát và bố trí một cách dễ dàng, hiệu quả. Máy được trang bị phần mềm Leica FlexField rất dễ để sử dụng và thao tác.

  • Lựa chọn Leica TS03 giúp chúng ta làm việc nhanh hơn, đo được nhiều điểm hơn.
  • Bộ nhớ lớn, có thể mở rộng, được hỗ trợ bởi phần mềm Leica Geystems quen thuộc.
  • Tiết kiệm thời gian với AutoHeight nhờ chế độ tự động đo, đọc và đặt chiều cao máy.
  • Độ bền cực kì cao với khả năng chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

Máy đo toàn đạc Leica TS03 giúp rút ngắn được thời gian khảo sát, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực. Nhờ có Leica TS-03 các khảo sát viên đã làm việc nhanh chóng hơn bằng cách đo nhiều điểm hơn mỗi ngày với ít sai số đo và làm lại.

Kết luận

Sự ra đời của máy đo toàn đạc đã giúp công việc đo đạc địa chính, khảo sát địa hình trở nên đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Không những thế, máy đo toàn đạc còn giúp cho việc đo vẽ bản đồ địa hình được chính xác, dễ dàng quản lý trên hệ thống điện tử. Trong công tác bố trí điểm của ngành xây dựng, máy đo toàn đạc cũng chiếm một vai trò quan trọng.

Với chia sẻ về 4 máy đo toàn đạc được sử dụng rộng rãi trên thị trường, chúng tôi hy vọng đã mang lại những gợi ý tốt nhất, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn và tìm mua được cho mình một sản phẩm đáp ứng mọi tiêu chí đưa ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *