Hệ thống mạng nội bộ (Mạng LAN) là hệ thống mạng máy tính, các thiết bị công nghệ thông tin (CNTT), đây là vấn đề rất quen thuộc và cần thiết nhất hiện nay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Với xu hướng toàn cầu hoá thì đây là nhu cầu thiết yếu cho tất cả mọi lĩnh vực và ngành nghề. Để tận dụng tối ưu những ưu điểm, duy trì sự ổn định cần nắm rõ các thông tin dưới đây.
Mạng nội bộ là hệ thống mạng để kết nối các máy tính, thiết bị CNTT trong một phạm vi hẹp thường không quá 100m (nhà ở, phòng học, văn phòng,…). Các thiết bị được kết nối trong cùng một mạng nội bộ có thể chia sẻ dữ liệu, sử dụng chung tài nguyên, truyền lệnh đến các thiết bị ngoại vi như máy in, máy scan, máy fax,…
Mạng nội bộ với các tên gọi khác như mạng LAN (viết tắt của từ Local Area Network) hay mạng cục bộ. Có 2 phương thức kết nối:
Mạng dây Ethernet: Các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây cáp mạng. Nếu nhiều mạng LAN cần ghép nối thì sẽ tạo thành mạng WAN diện rộng. Để giao tiếp dễ dàng hơn thì các thiết bị sẽ cần kết nối đến một hoặc một vài thiết bị Router thu phát tín hiệu mạng. Ở cách kết nối này đòi hỏi thiết bị phải có cổng RJ45 hoặc cổng mạng LAN (thường là máy tính bàn, laptop).
Mạng LAN không dây: Sử dụng công nghệ wifi để kết nối các thiết bị trong nội bộ. Ưu điểm của cách kết nối này là các thiết bị chỉ cần tích hợp card mạng là có thể sử dụng. Bao gồm cả các thiết bị điện tử thông minh như: điện thoại di động, máy tính bảng. Hơn thế nữa, về mặt thẩm mỹ của mạng không dây sẽ có phần vượt trội hơn. Tuy nhiên về mức độ ổn định thì không được đánh giá cao như mạng dây.
Các sơ đồ hệ thống mạng cơ bản:
Mạng LAN cơ bản sẽ bao gồm các loại thiết bị sau đây:
Thiết bị làm máy chủ hay còn gọi là server mạng nội bộ (có một số hệ thống mạng LAN không cần máy chủ, các máy có quyền ngang nhau). Máy chủ có chức năng để quản lý, kiểm soát và phân quyền truy cập cho các máy khách.
Các thiết bị hỗ trợ kết nối như: Router, modem, switch mạng nội bộ,…
Hệ thống máy khách, thiết bị kết nối trong mạng. Ở đây, các thiết bị phải đảm bảo đã được tích hợp card mạng NIC (Network Interface Card). Thường thì card mạng đã được lắp đặt sẵn trong laptop nhưng nếu là máy tính để bàn nếu muốn kết nối mạng không dây wifi thì sẽ phải bổ sung thêm bên ngoài.
Về cách setup mạng nội bộ thì có 3 mô hình mạng cơ bản là:
Mạng hình vòng: Thiết bị bố trí theo hình vòng và chỉ có thể truyền tín hiệu một chiều.
Mạng hình sao: Lấy máy chủ làm trung tâm và quản lý hoạt động các máy khách xung quanh. Nếu một máy khách hỏng thì không ảnh hưởng đến hệ thống. Nhưng nếu máy chủ gặp trục trặc thì toàn bộ hoạt động sẽ bị dừng lại.
Mạng định tuyến: Các thiết bị được ghép nối ngang hàng trên một trục cáp chính và bịt 2 đầu bằng thiết bị terminator.
Quy trình xây dựng hệ thống mạng nội bộ
Để có một hệ thống mạng LAN hoàn hảo thì quy trình tiến hành không thể thiếu các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khảo sát theo bản vẽ và địa điểm thực tế :
Đội ngũ KTV sẽ khảo sát bao gồm việc tiếp nhận thông tin yêu cầu, mục đích sử dụng, quy mô mạng nội bộ cần thiết lập. Sau đó khảo sát về mặt bằng, địa điểm thực tế cần lắp đặt mạng LAN, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ thống mạng (đường điện, môi trường xung quanh). Khảo sát được thực hiện chi tiết cụ thể sẽ lên phương án và giải pháp thi công chính xác nhất
Bước 2: Lên phương án, giải pháp
Sau khi khảo sát cụ thể địa điểm về cách bố trí thiết bị, đi dây mạng phù hợp với điều kiện thực tế. Đội ngũ KTV sẽ lên phương án và giải pháp xây dựng hệ thống một với tiêu chí : tối ưu, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và phù hợp nhất với nhu cầu của Khách hàng.
Bước 3: Thống nhất và lên phương án thi công
Sau khi nhận được phương án đề xuất, Khách hàng đồng ý, đội ngũ KTV sẽ tiến hành lên phương án thi công hệ thống với tiêu chí nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo chính xác với kế hoạch đề ra.
Bước 4: Chuẩn bị vật tư
Xác định và chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị, vật tư cần sử dụng trong công trình.
Bước 5: Thi công
Thi công mạng LAN theo đúng sơ đồ đã được lên ở trước. Lưu ý khi lắp đặt hệ thống mạng nội bộ cho doanh nghiệp, Doanh nghiệp nên tìm đội ngũ KTV chuyên nghiệp để đảm bảo được tính chính xác về chuyên môn, kỹ thuật, cũng là giúp hệ thống vận hành ổn định hơn. Vì trong quá trình thi công sẽ có những phát sinh xảy ra nếu đội ngũ không đáp ứng được sẽ mất rất nhiều thời gian của Doanh nghiệp.
Bước 6: Nghiệm thu và hoàn thành
Khách hàng kiểm tra chất lượng công trình, hài lòng với kết quả thực hiện nghiệm thu và hoàn thành dự án.
SCTT, với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế, triển khai và thi công hệ thống mạng; là đơn vị cung cấp các dịch vụ công nghệ & viễn thông.
Hãy liên hệ cho SCTT , chúng tôi sẽ mang lại cho bạn các giải pháp phù hợp và tối ưu nhất mà bạn đang mong muốn.